Tác dụng của cây Ngũ Trảo
Y học cổ truyền
Trong y học cổ truyền Trung Quốc, Ngũ trảo có tính hàn, vị chua đắng. Nó được áp dụng trong các bài thuốc điều trị sốt, lợi tiểu, giải độc, giảm sưng, giảm đau, tiêu thũng, long đờm,...
Chủ trị:
- Công dung giảm viêm, giảm sưng được sử dụng trong điều trị sưng tuyến vú.
- Người cao tuổi dùng để trị các tình trạng xương khớp như đau nhức xương, đau đầu, chân tay tê thấp.
- Điều trị các bệnh nhiễm khuẩn đường tiết niệu, có máu khi đi tiểu.
- Điều trị bệnh lý đường hô hấp: như viêm phế quản mạn, hen, ho cảm, viêm amidan.
Y học hiện đại
Dựa trên những bài thuốc y học cổ truyền, y học hiện đại đã nghiên cứu và ứng dụng trong các chế phẩm thuốc với đặc tính tiêu viêm, giảm đau, chống oxy hoá.
Hoạt tính kháng nấm của ngũ trảo đã được báo cáo có khả năng kháng 2 loại nấm Trichophyton mentagrophytes và nấm Trichophyton mentagrophytes, ngăn chặn quá trình sinh trưởng của 2 loại này.
Cách sử dụng cây ngũ trảo
Bài thuốc trị cảm cúm, sổ mũi, nhức đầu, sốt
Chuẩn bị: Lá ngũ trảo 100g, lá Chanh, sả, Ngải Cứu mỗi loại 20g; lá Bưởi, lá cam mỗi loại 40g.
Cách thức: Xông lá ngũ trảo
Tiến hành: Sau khi chuẩn bị các nguyên liệu, đem nấu cùng với khoảng 5-6l để nấu xông để trị các tình trạng như sốt, nhức đầu, cảm cúm, sổ mũi.
Giảm đau, chống viêm
Viêm sưng vú: Giã nát rẽ thuốc rồi đắp vào vùng vú bị sưng viêm.
Chữa chứng tê thấp: Đem sắc với 20g rễ và thân đã sao vàng để uống.
Lá ngũ trảo trị đau lưng, sưng đau khớp do thấp khớp
Dùng lá ngũ trảo, lá cà độc dược giã nát bọc trong lá chuối non hơ nóng để đắp vào vùng thị đau.
Vết thương sưng tấy
Lá sau khi được rửa sạch đem giã nhỏ rồi đắp lên vùng sưng.
Tài liệu tham khảo
Tác giả Nurkhalida Kamal và cộng sự, ngày đăng báo tháng 8 năm 2022. Traditional Medicinal Uses, Phytochemistry, Biological Properties, and Health Applications of Vitex sp., pmc. Truy cập ngày 16 tháng 3 năm 2024.
Dược sĩ Thanh Hương
nguồn: https://trungtamthuoc.com/duoc-lieu/cay-ngu-trao